Warning: "continue" targeting switch is equivalent to "break". Did you mean to use "continue 2"? in /home/mekseaco/public_html/vi/wp-content/plugins/seo-by-rank-math/includes/modules/rich-snippet/class-jsonld.php on line 745
Meksea đề xuất đến VASEP các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh hậu covid - Meksea

Meksea đề xuất đến VASEP các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh hậu covid

Được Viết Bởi Meksea Huyền - Tháng Chín 13, 2021

MEKSEA.COM – Covid-19 đã tạo sức ép lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành công nghiệp xuất khẩu thủy sản. Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản do không thể thanh toán các khoản nợ ngân hàng. Vừa qua, Mekong Seafood Connection (MEKSEA) đã có những đề xuất đến Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau đại dịch.

 

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong duy trì sản xuất

Tính đến cuối tháng 8/2021, có khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đáp ứng “3 tại chỗ”, phần lớn các doanh nghiệp còn lại buộc phải ngưng hoạt động vì không đủ khả năng đáp ứng điều kiện. Với những nhà máy thực hiện được phương án này thì lượng công nhân có thể huy động được khoảng từ 30-50% tổng số lượng lao động, công suất chế biến đã giảm từ 50-60% so với trước.

Nguồn vốn hoạt động đứt gãy, nguyên liệu đã thu mua không thể sản xuất nhưng vốn ngân hàng vẫn phải chỉ trả, cộng thêm các khoản thuế phí như VAT, BHXH, TNDN,… khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.

Quý 3, 4 được xem là xem là thời gian trọng điểm, ¾ doanh thu và lợi nhuận năm phụ thuộc vào hai quý này. Tuy nhiên, từ đầu tháng 7 đến nay doanh số giảm sút nghiêm trọng, kết quả là hầu như 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm chắc phần thua lỗ trong năm nay. Không chỉ chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy hoặc khó khăn trong vận chuyển, nhiều doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng.

 

Sức ép từ lớn từ khách hàng

Trước tình huống bất khả kháng, khách hàng Meksea rất thông cảm vì không chỉ ở Việt Nam mà đối với các nguồn cung ứng từ quốc gia khác cũng có những khó khăn tương tự. Đa phần khách hàng cố gắng điều chỉnh kế hoạch phân phối tiêu dùng của mình. Đến tháng 8, với trình trạng phong tỏa liên tiếp và kéo dài khiến khách hàng bắt đầu lo sợ về tiến độ giao hàng các đơn hàng đã ký, và liên tục hối thúc giao hàng. Đồng thời, khách hàng rất cân nhắc khi đề cập các đơn hàng mới.

 

cong nhan che bien thuy san

Doanh nghiệp ráo riết chuẩn bị cho các đơn hàng cuối năm. (ảnh: Internet)

 

Đến thời điểm hiện tại (09/2021), nhu cầu tại thị trường của họ đã tăng rất cao vì nhiều các nguyên nhân như bắt đầu năm học mới, các kỳ nghỉ ở châu Âu, kế hoạch cho các dịp lễ Noel và cuối năm,… khiến khách hàng không còn đủ kiên nhẫn. Phần lớn muốn hủy hợp đồng, và chuyển hướng tìm nguồn cung từ các quốc gia khác. Khi đối tác đã tìm được nguồn cung thay thế thì rất khó để quay lại, trong khi 4 tháng còn lại là mùa bán hàng quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh cả năm.

 

Meksea đề xuất các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch

Với vai trò là nhà phân phối thuỷ hải sản xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, đang đối mặt với những thách lớn như hiện nay, ông Hoàng Văn Duy – Tổng giám đốc Mekong Seafood Connection đã đưa ra các đề xuất như sau:

Thứ nhất, cần có cơ chế chính sách để tiêu thụ ùn ứ trong nhân dân và hợp tác xã. Nhà nước cần có chính sách trợ giá, giảm thuế, cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thu gom, tái khởi động hoạt động thu mua sản xuất đối với các doanh nghiệp đạt yêu cầu phòng chống dịch.

Thứ hai, để tránh lặp lại khủng hoảng trong tương lai và ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách của chính phủ, cần phải có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ ngay cho các hộ nuôi, hợp tác xã, và doanh nghiệp để bắt tay ngay vào việc tái đàn.

Thứ ba, cần có sự hỗ trợ đến đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, như chính sách liên quan đến Người lao động, chính sách Thuế và chi phí, chính sách Tài chính – Ngân hàng.

 

nha may che bien ca tra

Ưu tiên vaccine cho công nhân các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” nhằm duy trì sản xuất. (ảnh: Internet)

 

Thứ tư, đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine cho người lao động tại các nhà máy, sớm đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại lộ trình. Cần quán triệt quy tắt 5K, chủ động khai báo y tế trên các phần mềm sổ tay điện tử, tổ chức xét nghiệm định kỳ. Có cơ chế rõ ràng, kịp thời khoanh vùng, hỗ trợ người bị nhiễm đảm bảo tính mạng và tránh lây lan.

Thứ năm, khối hợp tác xã cần đảm nhận vai trò sơ chế, chủ động tìm kiếm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng phụ thuộc vào các đơn vị thu mua. Ngoài ra, việc thành lập sàn giao dịch điện tử giúp cho thông tin cung – cầu  trong nước và quốc tế được thông suốt, nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch, đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh covid cũng như phục hồi kinh tế sau đại dịch, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất cần nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan dịch bệnh để hoạt động sản xuất sớm trở lại bình thường.

 

Thực hiện: Huyền Dương (Meksea Team)

 

Nội dung này có hữu ích với bạn? hãy để lại lượt Thích như bên dưới để chúng tôi phát triển hơn nữa chủ đề này; hoặc bạn có những ý kiến liên quan, hãy cùng trao đổi với chúng tôi ở phần bình luận bên dưới.

 

GROUP TUYỂN DỤNG VÀ CHIA SẺ KIẾN THỨC TM – XNK